Phun môi là giải pháp giúp bạn sở hữu ngay đôi môi căng mọng, quyến rũ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tỷ lệ phun môi thành công không phải là 100%, biến chứng, hư hỏng có thể xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu phun môi bị hỏng và cách khắc phục mà bạn cần nắm để có hướng xử lý kịp thời khi gặp tình trạng này.
Bạn đã biết rõ các dấu hiệu phun môi bị hỏng là gì?
Phun môi là kỹ thuật làm đẹp hiện đại được nhiều khách hàng lựa chọn khi muốn sở hữu đôi môi quyến rũ. Không phải lúc nào phun môi cũng thành công và bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
Môi mọc những nốt mụn nước li ti
Dấu hiệu thường gặp nhất khi xăm môi bị hỏng và xuất hiện rất sớm, chỉ vài ngày đầu kể từ khi xăm. Đa số các trường hợp đều cảm thấy đau nhức, sưng đỏ. Cá biệt một vài chị em gặp phải những nốt mụn nước nhỏ li ti lan khắp môi gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Các nốt mụn nước nhỏ là dấu hiệu dễ nhận biết phun môi đã bị hỏng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do:
Cơ địa của người phun xăm rất nhạy cảm xuất hiện phản ứng với mực phun
Kỹ thuật viên tay nghề kém, các dụng cụ thực hiện phun môi không đảm bảo vô trùng
Môi xuất hiện các vết loang lổ, màu lên không đều
Một dấu hiệu phun môi hỏng khác là màu môi lên không đều, có các vết loang lổ. Tình trạng này nhận thấy rõ sau khoảng 1 tháng khi môi đã bong vảy hoàn toàn, da môi bắt đầu hồi phục.
Môi bị thâm, có cảm giác đau nhức, tê rát
Khi vết thương sau phun xăm bị nhiễm trùng, bạn sẽ nhận biết được qua các dấu hiệu như môi sưng đỏ, bầm tím, mưng mủ,... Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác kèm theo như sốt, sụt cân, chảy máu,...
Môi đau nhức là vấn đề đáng lo ngại có thể môi của bạn đã bị nhiễm trùng
Môi đã bị nhiễm trùng là tình trạng rất đáng lo ngại bởi quá trình xử lý không hề đơn giản. Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được hướng dẫn khắc phục sớm tránh dẫn đến hoại tử.
xem chi tiết: Có thể bạn muốn biết phun môi bao lâu thì đánh son được
Cách khắc phục tình trạng phun môi bị hỏng hiệu quả
Hướng khắc phục khi môi nhiễm trùng nhẹ
Trường hợp môi bị nhiễm trùng nhẹ, bạn cần vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý với bông mềm. Chú ý lau nhẹ nhàng phần viền và bề mặt môi. Chờ đến khi môi khô thì thoa thuốc kháng sinh để giảm sưng tấy và nhiễm trùng.
Khi môi có dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ bạn cần vệ sinh với nước muối sinh lý
Theo dõi trong 1 ngày nếu môi giảm sưng thấy rõ, bạn chỉ cần áp dụng tiếp cách thực hiện này tới khi môi đã hết sưng hoàn toàn. Nếu sang tới ngày thứ 2, thứ 3 môi vẫn sưng, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Hướng khắc phục khi môi sưng to, mưng mủ, phồng rộp, mọc mụn nước
Khi thấy môi bị sưng to, mưng mủ, mụn nước, phồng rộp bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám nhanh chóng. Đây chính là những dấu hiệu môi đang bị nhiễm trùng vô cùng nghiêm trọng.
Nguyên nhân có thể xảy ra do tay nghề kỹ thuật viên kém đã làm đầu kim tác động sâu vào da gây tổn thương nặng nề. Lý do khác có thể là không áp dụng đúng chỉ định chăm sóc sau phun môi của bác sĩ hoặc vệ sinh không đúng cách.
Comments