Quy trình thực hiện chỉnh sửa lại mũi đã nâng
Chỉnh sửa mũi đòi hỏi kỹ thuật hiện đại, tỉ mỉ và chuyên nghiệp, được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao và quy trình sửa mũi bài bản. Để không phải lo lắng sửa lại mũi đã nâng có đau không, bạn hãy tham khảo quy trình thực hiện tại Seoul Center đạt chuẩn Y Khoa dưới đây:
Bước 1: Khách hàng sẽ được gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám tình trạng mũi hiện tại có phù hợp để chỉnh sửa hay không. Sau đó tư vấn phương xử lý tốt nhất để hạn chế rủi ro.
Bước 2: Các điều dưỡng viên sẽ hỗ trợ khách hàng làm các xét nghiệm tổng quát như: đo huyết áp, xét nghiệm máu, thử nước tiểu, kê khai các bệnh lý nền, test phản ứng thuốc gây tê,... tất cả nhằm đảm bảo khách hàng đủ điều kiện sức khỏe để sửa mũi lần 2.
Bước 3: Bác sĩ tại Seoul Center sẽ tiến hành đo vẽ và phác thảo dáng mũi mới bằng các dụng cụ đo chuyên biệt, sao cho dáng mũi mới hài hòa với tổng thể gương mặt.
Bước 4: Các điều dưỡng viên thực hiện sát khuẩn dụng cụ và vô trùng phòng phẫu thuật. Sau đó khách hàng sẽ được gây tê cục bộ để giảm đau và tinh thần thoải mái hơn. Nhờ đó khách hàng không còn lo lắng sửa lại mũi đã nâng có đau không trong suốt quá trình nâng mũi.
Bước 5: Bác sĩ tiến hành chỉnh sửa mũi bao gồm các thao tác như: tháo sụn mũi cũ, xử lý vết thương nếu có các biến chứng xảy ra, tiến hành nâng mũi bằng chất liệu sụn mới theo dáng mũi đã vẽ. Cuối cùng, đóng kín vết thương bằng chỉ y khoa hoặc chỉ tự tiêu.
Bước 6: Bệnh nhân được nghỉ ngơi tại bệnh viện thẩm mỹ để theo dõi sức khỏe. Sau đó được bác sĩ dặn dò chế độ chăm sóc, tái khám và kê đơn thuốc.
Sau thời gian khoảng 7 - 10 ngày khi vết thương hết sưng, khách hàng sẽ tái khám tại Seoul Center để được tháo nẹp nâng mũi, cắt chỉ và kiểm tra dáng mũi. Khoảng 14 ngày là khách hàng sẽ đến tái khám thêm lần nữa để kiểm tra tình trạng hồi phục và chăm sóc cho đến khi mũi hoàn toàn ổn định.
Những lưu ý khi sửa lại mũi đã nâng mà bạn cần biết
Để tránh những trường hợp nâng mũi lần 2, 3,... không như ý muốn, sửa lại mũi đã nâng có đau không, hạn chế những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Do đó, khách hàng cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây để kết quả chỉnh sửa mũi an toàn và mang lại hiệu quả lâu dài:
Lựa chọn địa chỉ sửa mũi uy tín và chất lượng: Đây là yếu tố then chốt, quyết định đến kết quả thẩm mỹ nâng mũi. Bạn có thể tham khảo những cơ sở, bệnh viện thẩm mỹ lớn, thương hiệu nhiều người biết đến trên thị trường. Hoặc cũng có thể tham khảo qua phản hồi từ người thân, khách hàng đã từng nâng mũi, chỉnh sửa mũi hỏng.
Tham khảo tư vấn từ bác sĩ nâng mũi: Sau khi lựa chọn được địa chỉ uy tín, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và tư vấn chính xác phương pháp sửa mũi an toàn. Ngoài ra bạn còn biết được cụ thể chi phí sửa mũi bao nhiêu mà không cần phải lo lắng điều này.
Thời gian sửa mũi thích hợp: Không phải bất cứ khi nào bạn cũng có thể sửa mũi bởi tùy thuộc vào tình trạng hiện tại mà bác sĩ sẽ tư vấn thời gian sửa mũi. Nếu mũi bị biến chứng hay không hài lòng với kết quả thì hãy đợi vết thương lành và ổn định khoảng 6 tháng. Sau thời gian này là thời điểm tốt nhất để chỉnh sửa mũi chứ không nên vội vàng sửa ngay.
Lựa chọn phương pháp phù hợp: Chị em cần được tư vấn và lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp, từ chất liệu sụn cho đến kỹ thuật nâng mũi lần 2. Bởi nguy cơ sửa mũi rất dễ xảy ra biến chứng và tổn thương cấu trúc. Đây là yếu tố quyết định đến sửa lại mũi đã nâng có đau không.
Tuân thủ chế độ chăm sóc sau nâng mũi: Quá trình chăm sóc hậu phẫu quyết định rất lớn đến kết quả dáng mũi có hồi phục và ổn định hay không. Vì đây là nâng mũi lần 2 nên bạn cần chú ý chăm sóc vết thương cẩn thận, kiêng cử và uống uống đúng liều sẽ giúp đạt được kết quả thẩm mỹ như ý muốn.
Tips giúp bạn giảm đau khi nâng mũi/ sửa mũi
Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia thẩm mỹ tại Seoul Center về cách chăm sóc vết thương sau khi nâng mũi để hạn chế tình trạng sửa lại mũi đã nâng có đau không:
Giảm sưng đau ở mũi bằng cách chườm lạnh
Hầu hết các ca nâng mũi sau khi hết thuốc tê sẽ có cảm giác sưng đau nhẹ và bầm tím từ ngày thứ 2 trở đi. Đây là hiện tượng phản ứng bình thường của cơ thể nên không có gì phải lo ngại.
Bạn nên dùng túi chườm lạnh chườm lên vùng xung quanh mũi sau ngày thứ 2 sửa mũi. Thực hiện 3 - 4 lần/ ngày, mỗi lần 10 phút.
Tránh để nước dính lên vết thương và không đặt túi chườm lên sống mũi gây đè nén.
Ngày thứ 4 có thể thay chườm lạnh bằng chườm ấm để tanh máu bầm.
Xem thêm: Bảng giá nâng mũi đẹp tự nhiên
Uống thuốc theo toa và chỉ định của bác sĩ
Để giảm sưng đau sau nâng mũi, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm tránh tình trạng nhiễm trùng ở vết mổ. Do đó bạn nên tuân thủ uống thuốc đúng liều và đúng giờ để mau chóng hồi phục. Tránh thoa hay tự ý uống thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ nâng mũi.
Sau nâng mũi kiêng ăn gì để không sưng đau?
Chế độ kiêng cử đặc biệt quan trọng, quyết định đến kết quả sửa lại mũi đã nâng có đau không. Trong vòng 1 tháng bạn nên kiêng ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng và hình thành sẹo lồi ở mũi như: hải sản, trứng gà, rau muống, xôi nếp, thịt bò,... Đặc biệt là thực phẩm cay nóng rất dễ mưng mủ và lâu lành vết thương. Không những vậy, bạn cần loại bỏ các thức uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, cocktail,…
Với những chia sẻ và giải đáp thắc mắc “Sửa lại mũi đã nâng có đau không?” từ các chuyên gia đã phần nào giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn khi quyết định chỉnh sửa mũi.
Comments