Nâng mũi ăn bánh canh được không? Liệu có ảnh hưởng gì đến quá trình hồi phục sau thẩm mỹ? Đây là thắc mắc mà Seoul Center nhận được từ rất nhiều khách hàng trong thời gian gần đây. Xem giải đáp chi tiết trong bài viết sau để biết có nên ăn bánh canh sau nâng mũi không nhé!
Nâng mũi ăn bánh canh được không?
Dịch vụ nâng mũi dù ít hay nhiều cũng thường để lại vết thương hở trên da. Bạn cần chú ý chăm sóc, vệ sinh và ăn uống kiêng cữ cẩn thận để mũi nhanh hồi phục, không để lại sẹo xấu hay ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ mũi.
Bánh canh là món ăn quen thuộc với nhiều cách chế biến khác nhau tùy theo văn hóa các vùng miền trên cả nước. Sợi bánh canh dai, mềm kết hợp với phần nước dùng đậm đà tạo nên ấn tượng khó quên cho thực khách. Nước dùng bánh canh thường được nấu từ xương heo, giò, cá, tôm... và nêm nếm thêm gia vị. Trong khi đó phần bột được làm bằng bột gạo, bột mì hoặc trộn 2 loại bột này với nhau.
Nâng mũi ăn bánh canh được không? Sau khi nâng mũi có thể ăn bánh canh, tuy nhiên cần chú ý đến những nguyên liệu “topping” đi kèm. Món bánh canh có rất nhiều biến thể với nguyên liệu phong phú, bạn có thể ăn bánh canh sườn heo hoặc giò heo nhưng cần tránh xa các món bánh canh ghẹ, bánh canh cua hoặc bánh canh cá...
Sợi bánh canh được làm từ bột mì hoặc bột gạo nên sẽ không ảnh hưởng gì đến vết thương. Tuy nhiên, các món ăn kèm như trứng, tôm, cá... lại là thực phẩm dễ gây kích ứng và sẹo thâm cho vết thương. Do đó, bạn cần hạn chế sử dụng, phải đợi khoảng 3-4 tuần cho vết thương lành lại hoàn toàn để đảm bảo không tác động xấu đến mũi. Đặc biệt là những người có cơ địa dữ, thường dễ bị dị ứng trước đó, phải kiêng cữ cẩn thận hơn.
Nâng mũi ăn bánh canh cá lóc được không?
Bánh canh cá lóc được xem là một trong những món đặc sản của miền Tây sông nước. Đây vốn là loài cá nước ngọt, ít tanh do đó bạn thường không phải kiêng cữ ngay cả khi có vết thương hở. Bánh canh cá lóc cũng rất mềm, dễ ăn, nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn là người có cơ địa quá yếu hoặc đã có tiền sử dị ứng với nhiều loại cá trước đó, nên hạn chế ăn bánh canh cá lóc để đảm bảo an toàn nhé.
Nâng mũi có nên ăn bánh canh cua, ghẹ?
Cua, ghẹ cũng là hải sản dễ gây dị ứng khiến vết thương ngứa ngáy, sưng đỏ, lâu hồi phục hơn. Ngoài ra chúng còn có tính hàn, dễ gây lạnh bụng nên không tốt cho người vừa phẫu thuật. Bạn cần tránh các loại bánh canh cua, ghẹ hay bánh canh hải sản để không ảnh hưởng đến vết khâu sau phẫu thuật.
Có nên ăn bánh canh thịt gà sau nâng mũi?
Thịt gà, vịt và các loại gia cầm có tính nóng, dễ gây nổi mề đay, mẩn ngứa. Nếu gãi ở vùng da đang có vết khâu hoặc vết thương hở sẽ rất nguy hiểm, dễ để lại sẹo. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn bánh canh gà trong vòng 3-4 tuần sau khi nâng mũi.
Tóm lại, nâng mũi ăn bánh canh được không còn phụ thuộc vào các loại nguyên liệu đi kèm. Bạn có thể ăn bánh canh cá lóc, bánh canh giò, sườn heo, bánh canh nấm... nhưng không nên ăn các loại bánh canh hải sản, thịt gà, thịt bò.
Comments