Tình trạng tụ dịch sau nâng mũi chắc hẳn sẽ làm bạn rất lo lắng liệu có ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp. Nhưng khoan nóng vội mà chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân, sau đó tìm cách khắc phục. Cụ thể, những điều cần biết về hiện tượng tụ dịch sau khi chỉnh sửa mũi sẽ được chia sẻ ngay sau đây.
Hiện tượng tụ dịch có nguy hiểm hay không?
Phẫu thuật nâng mũi là một phương pháp thẩm mỹ đang được nhiều người ưa chuộng. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ bóc tách tạo khoang để đặt chất liệu sụn nâng vào bên trong. Do có sử dụng đến dao kéo nên gây tổn thương đến mô mềm làm tiết dịch, một biểu hiện thường thấy ở nhiều ca phẫu thuật.
Theo các bác sĩ, dấu hiệu bị tụ dịch sau nâg mũi tại vị trí đường mổ là rất bình thường không gây nguy hiểm mà hầu hết ai phẫu thuật cũng đều gặp phải. Tuy nhiên, quá trình chất dịch lỏng tiết ra và tụ lại thành huyết thanh có màu trắng hoặc vàng có khả năng tác động đến vết thương gây viêm nhiễm và sưng đau.
Sau khi phẫu thuật khoảng 2- 3 ngày đầu sẽ xuất hiện chất dịch tích tụ. Biểu hiện giảm dần trong khoảng 1 tuần trở đi, những ai có cơ địa bình thường thì chỉ 7 – 10 là khỏi, còn những ai có cơ địa lâu lành thương thì kéo dài lâu hơn khoảng 2 – 3 tuần.
Trong quá trình chất dịch lỏng tiết ra và tích tụ lại, chúng ta cần phải chăm sóc kỹ càng để tránh viêm nhiễm khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp còn kèm theo biểu hiện sưng tấy, có mủ tạo cảm giác ê đau, căng tức.
Cách nhận biết dấu hiệu bị tụ dịch sau nâng mũi
Sau khi nâng mũi về nhà, các bạn hãy chú ý quan sát chiếc mũi của mình để nhận biết được dấu hiệu bị tụ dịch, cụ thể:
Mũi bị sưng, bầm tím: Dấu hiệu sưng, bầm thường xảy ra ở bất kỳ ca phẫu thuật nào do tác động của dao kéo làm tổn thương mao mạch, lớp biểu bì bị u cục và có chứa dịch lỏng. Với biểu hiện này thì đường mổ bị sưng tấy rồi dần chuyển sang bầm khoảng vài ngày đầu.
Mũi bị đau nhức: Trong quá trình vết thương bị sưng tấy chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận được sự đau nhức, cơn đau nhẹ kéo dài chỉ vài ngày đầu và thuyên giảm từ ngày thứ 5 trở đi. Đồng thời vết thương ở mũi cũng gây căng tức, hơi khó thở.
Dịch mũi chảy nước vàng: Vết phẫu thuật còn hở nên chất dịch lỏng màu vàng sẽ chảy ra ngoài và ứ đọng tại vết thương. Chúng ta nhận thấy rõ dấu hiệu này, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng vẫn nên thận trọng chăm sóc để tránh tạo thành ổ vi khuẩn khiến cho mũi bị sưng viêm.
Mũi có mùi hôi khó chịu: Tụ dịch sau nâng mũi còn khiến cho bạn ngửi thấy mùi hôi. Đây cũng là dấu hiệu thông thường do các mô tế bào bị chết ứ đọng tại vết thương. Chỉ cần chúng ta vệ sinh sạch sẽ thì mùi hôi sẽ nhanh chóng tan biến.
Xem thêm: Nâng mũi hỏng - Tái phẫu thuật tại Seoul Center
Comments